Blog

Viêm tiểu phế quản ở trẻ 5 tháng mọi người cần lưu ý

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh thường gặp nhất. Có những trường hợp thì bệnh sẽ nhanh chóng tự khỏi nhưng cũng có những trường hợp bệnh nặng khiến cho bé phải nhập viện để điều trị. Hãy tham khảo ngay bài viết này để biết được những thông tin cần thiết về chứng bệnh viêm tiểu phế quản.

viem-tieu-phe-quan-o-tre-so-sinh

1. Viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp. Nó là tình trạng sưng viêm và tắc nghẽn ở các tiểu phế quản – những đường hô hấp nhỏ bên trong phổi.
Bệnh này là cực kì phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do các tiểu phế quản ở trẻ em là nhỏ hơn, dễ bị tắc nghẽn hơn và hệ miễn dịch của các bé cũng yếu hơn với người lớn.

Các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Chúng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc cả tháng.

Viêm tiểu phế quản khác với viêm phế quản. Triệu chứng và cách điều trị có thể gần giống nhau song nguyên nhân, đối tượng dễ bị nhiễm và mức độ nghiêm trọng là khác nhau.

Thời gian cao điểm cho bệnh này là những tháng mùa đông.

Hầu hết trẻ bị bệnh này có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn, chỉ cần được chăm sóc tốt tại nhà là được. Tuy nhiên cũng có ít trường hợp là nghiêm trọng, phải được điều trị trong bệnh viện.

2. Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh.
Hầu hết các trường hợp là do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), ngoài ra có thể do nhiễm các loại virus khác.

Trẻ sơ sinh có thể bị tái nhiễm virus RSV do nó có 2 chủng loại tồn tại.

Virus gây viêm tiểu phế quản rất dễ lây lan. Nó lây truyền qua những giọt nước nhỏ thông qua hắt hơi, nói chuyện, ho. Nếu chạm tay vật chứa vi khuẩn sau đó cho lên mũi, mắt hoặc miệng cũng có thể nhiễm bệnh.

Những trường hợp sau có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh :

  • Dưới 3 tháng tuổi.
  • Sinh non.
  • Bị bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
  • Hệ miễn dịch rất yếu.
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Ít bú sữa mẹ.
  • Sống trong môi trường đông đúc, mất vệ sinh.

3. Triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh.
Trong vài ngày đầu tiên, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tương tự như cảm lạnh :

Sổ mũi, nghẹt mũi.
Ho.
Sốt nhẹ.
Sau khoảng hơn 1 tuần, trẻ sơ sinh có thể có biểu hiện thở khò khè hoặc khó thở. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị viêm tai giữa.

Khó thở và mất nước là 2 vấn đề nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, nếu thấy những triệu chứng sau, bạn nên gọi cấp cứu kịp thời :
Nôn.
Thở rất nhanh, thở nông, có thể khó nhọc khi thở.
Mệt mỏi, lừ đừ hoặc hôn mê.
Khô miệng, không chịu uống nước hoặc bú sữa, đi tiểu ít hơn bình thường.
Da xanh tái, môi hoặc móng tay cũng vậy.
4. Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?
Viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp là nhẹ, trẻ sẽ tự khỏi sau 2-3 tuần mà không cần phải điều trị gì cả.

Tuy nhiên viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ sơ sinh vẫn xảy ra với những trường hợp nặng mà bạn cần lưu ý để kịp thời xử lý khi gặp trường hợp bé có hiện tượng:

Da tím tái (do thiếu oxy).
Ngưng thở đột ngột.
Mất nước.
Suy hô hấp.
Nhiễm trùng khi trở nên nghiêm trọng sẽ gây ra biến chứng kể trên, thậm chí là tử vong (ít gặp).

Bệnh viêm tiểu phế quản thường trở nặng và có thể phát triển thành một bệnh mãn tính nếu con bạn thuộc những trường hợp sau :

Sinh non.
Xơ nang.
Bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh.
Hội chứng suy giảm miễn dịch.
Ung thư.
Organ hoặc cấy ghép tủy xương.

5. Điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh thường gặp vì thế nếu khi bé bị bệnh thì bạn có thể chăm sóc bé tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:

Thông thường bệnh này sẽ dần tự biến mất sau vài tuần mà không cần phải điều trị y tế gì cả. Nhưng trẻ cần phải được theo dõi và chăm sóc cẩn thận.

Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi, giảm nguy cơ bị mất nước và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Không để trẻ lại gần khói thuốc để tránh bệnh càng nặng hơn. Giữ nhà cửa vệ sinh sạch sẽ, rửa tay cho bé thường xuyên.

Thuốc kháng sinh không có ích trong trị bệnh này bởi nó chỉ tác dụng với vi khuẩn mà thôi. Nếu trẻ đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn nào đó khác cùng lúc, mới cần phải uống kháng sinh.

Trẻ sơ sinh thường khó thở do nước mũi, dịch mũi chảy nhiều. Bạn có thể hút mũi cho con mỗi ngày 1-2 lần. Lưu ý không kéo dài liên tiếp nhiều ngày.

Tránh dùng thuốc corticosteroid dạng đường uống trong trường hợp này. Thuốc này mặc dù giúp giảm chất nhầy ở phổi và làm lưu thông đường dẫn khí; song không đường khuyến khích do tác dụng phụ.

Điều trị trẻ bị viêm tiểu phế quản tại bệnh viện.

Trong trường hợp nặng, trẻ cần phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Tùy vào tình trạng mỗi bé, có thể sẽ dùng một ống thở hoặc tiêm tĩnh mạch (tiêm chất lỏng vào tĩnh mạch tránh mất nước).

Hi vọng với những thông tin trên đây mà chúng tôi chia sẻ bạn đã biết được viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là gì rồi nhé. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm: Viêm phế quản uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi nhé!

Hậu Quả Của Virus Zika Không Phải Ai Cũng Biết

Tác hại của virus zika cực kỳ nghiêm trọng nếu bạn không phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời. Đây là một loại virus gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Để hiểu rõ hơn các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

benh-virus-zika

Virus Zika thường được biết là loại virus gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nếu phụ nữ mang thai nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện loại virus này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Tật đầu nhỏ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đầu nhỏ là dị tật bẩm sinh ở một em bé có kích thước đầu nhỏ hơn so với nhiều trẻ em cùng giới tính và tuổi.

Khi phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika, thai nhi có nguy cơ bị tật đầu nhỏ. Căn bệnh này gây chậm phát triển thần kinh, nói năng, vận động và tăng trưởng.

Một báo cáo tại Brazil cho thấy từ 11/2015-7/2016, đã có 1.709 trường hợp đầu nhỏ bẩm sinh có liên quan đến virus Zika, cao hơn so với tổng số trường hợp đầu nhỏ do nhiều nguyên nhân khác trong những năm trước.

Ngoài ra, virus Zika còn gây ra nhiều vấn đề khuyết tật khác ở trẻ sơ sinh, như vấn đề về mắt, mất thính giác, chậm phát triển.

Tật đầu nhỏ là một trong những chứng bệnh thường gặp nếu khi bà mẹ mang thai mà mắc bệnh virus zika. Vì vậy, khi mang thai, mọi người cần bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé một cách tốt nhất.

Hội chứng Guillain-Barre
Theo Forbes, hội chứng Guillain-Barré là một tình trạng mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần của hệ thần kinh, gây yếu cơ, tê liệt thần kinh. Nguyên nhân có thể do việc nhiễm một số loại virus, và có thể ảnh hưởng đến người ở mọi lứa tuổi.

Mới đây, Carlos Pardo, nhà thần kinh học tại Đại học Johns Hopkins (bang Maryland, Mỹ), và các đồng nghiệp nghiên cứu một số bệnh nhân có vấn đề thần kinh bị nghi ngờ liêu quan đến virus Zika. Họ kiểm tra virus trong máu, tủy não và mẫu nước tiểu của 68 người có triệu chứng giống với hội chứng Guillain-Barre. 17 người dương tính với virus Zika trong nước tiểu, 18 người có dấu vết di truyền của virus trong máu hoặc tủy não.
Theo giáo sư Sujan Shresta, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Dị ứng và Miễn dịch La Jolla ở California (Mỹ), virus Zika có thể xâm nhập và tàn phá não người, gây tổn thương trí nhớ lâu dài như bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng các thẻ dấu ấn sinh học huỳnh quang để chỉ ra chỗ trong não bị virus xâm lấn. Họ nhìn thấy sự tấn công diễn ra trong từng phần của não là trung tâm của kiến thức và ký ức.

« Virus này không làm ảnh hưởng đến toàn bộ bộ não một cách đồng đều như ở bào thai. Ở người trưởng thành, chỉ có hai nhóm tế bào gốc cụ thể bị ảnh hưởng bởi virus. Những tế bào này rất đặc biệt, và bằng cách nào đó rất lây nhiễm. Dựa trên những phát hiện này, việc bị nhiễm virus Zika khi trưởng thành có thể không vô hại như mọi người nghĩ », giáo sư Joseph Gleeson ở Đại học Rockefeller (Mỹ) cho biết.

Có thể gây vô sinh ở nam giới

Biến chứng của bệnh virus zika còn có thể dẫn đến tình trạng vô  sinh ở nam giới nếu như mắc phải chứng bệnh này mà không phát hiện và điều trị bệnh sớm và đúng cách.
Theo Telegraph, các nhà khoa học Mỹ mới đây phát hiện virus Zika có khả năng khiến tinh hoàn của nam giới teo đến 90%, gây vô sinh. Giáo sư Michael Diamond cùng các cộng sự tại ĐH Y Washington (Mỹ) tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của virus Zika lên loài chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy virus Zika làm tinh hoàn của chuột teo lại, cấu trúc nội tế bào bị phá hủy, mức testosterone và số lượng tinh trùng giảm đi.

Trong thí nghiệm này, tình trạng teo tinh hoàn ở các con chuột vẫn không cải thiện thậm chí sáu tuần sau khi virus được tách khỏi cơ thể chúng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng này sẽ tiếp tục kéo dài và vĩnh viễn không thay đổi.

Trên đây là những hậu quả khôn lường mà bệnh virus zika gây ra cho mọi người. Vì vậy việc phòng tránh bệnh là hết sức cần thiết và cấp bách. Bạn nên tham khảo ngay: Cách phòng tránh bệnh virus zika an toàn nhất để có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh quái ác này!

Cách chữa bệnh đau gót chân an toàn hiệu quả

Cách trị đau gót chân tại nhà với những phương pháp và bài thuốc điều trị bệnh vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện bạn sẽ nhanh chóng chữa khỏi bệnh một cách tốt nhất. Hãy áp dụng những cách chữa trị dưới đây để xóa tan tình trạng đau gót chân phiền toái nhé!

cach-tri-dau-got-chan-tai-nha-5

Đau gót chân là một tình trạng thường xuyên xảy ra ở bàn chân, phổ biến ở mọi lức tuổi gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại, sinh hoạt hàng ngày của bạn

Cơn đau có thể cảm nhận rõ ở dưới gót chân hoặc phía sau gót chân. Các nguyên nhân phổ biến nhất gồm chấn thương, bong gân, gãy xương, thừa cân và đi giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài. Điều này cũng có thể dẫn đến sưng, viêm, kích ứng và làm yếu xương gót chân.

Thông thường, đau gót chân cũng có thể do một số bệnh lý khác gây ra bao gồm gout, viêm khớp,… Những người bị đau gót chân có thể nhận thức được cường độ của đau đớn và khó chịu mà họ đã trải qua.

Dưới đây là 10 cách chữa đau gót chân dân gian truyền nhau để giảm bớt cơn đau đớn ngay lập tức và giúp bạn đi lại thoải mái mà không phải chịu những cơn đau nhức!
1. Muối Epsom

Muối Epsom có ​​thể giúp giảm đau gót chân ngay lập tức vì nó chứa các tinh thể magiê sunphat giúp giảm đau, sưng và viêm ở gót chân. Trộn 3 muỗng canh muối Epsom vào nước ấm và ngâm chân trong 20 phút. Nhấc chân ra và để chân ráo nước, sau đó massage nhẹ nhàng vùng bị đau bằn tinh dầu giúp tăng hiệu quả nhanh chóng.

2. Củ nghệ

Củ nghệ là một phương thuốc tuyệt vời để chữa đau gót chân tại nhà ngay lập tức. Do có chứa các tính chất chống viêm và các chất chống oxy hoá giúp giảm đau một cách tự nhiên.

cach-tri-dau-got-chan-tai-nha-3

Đun sôi một cốc sữa và thêm một thìa bột nghệ. Thêm ít mật ong và uống hỗn hợp này 2-3 lần / ngày.

3. Gừng

Nếu đau gót chân do căng cơ, bạn có thể sử dụng gừng để điều trị tại nhà. Gừng có chứa các chất chống viêm, giúp giảm đau và viêm nhanh chóng. Uống trà gừng 3 lần mỗi ngày hoặc thêm gừng tươi vào món ăn hàng ngày để thấy sự hiệu quả.

4. Dấm táo

Dấm táo là một phương thuốc tự nhiên để chữa đau gót chân. Có chứa chất chống oxy hoá và các tính chất chống viêm hoạt động như một loại thuốc giảm đau hiệu quả. Đổ 1 cốc nước và thêm 1/4 tách dấm táo vào nồi. Đun nóng hỗ hợp này và ngâm một miếng vải vào đó. Sau đó đặt miếng vải lên vùng bị đau khoảng 15-20 phút.

5. Ớt

Ớt có tính chống viêm rất mạnh có thể làm giảm viêm, đau nhức nhanh chóng. Nó cũng chứa capsaicin, một hợp chất có tính giảm đau tự nhiên. Trộn một thìa cà phê ớt bột vào một chén dầu ô liu. Trộn đều và đắp lên vùng gót chân bị đau. Để khoảng 15 phút và sau đó rửa bằng nước ấm.

6. Dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh có chứa thành phần axit alpha-linolenic, một dạng acid béo omega-3 có khả năng chống viêm. Đây là biện pháp chữa trị đau gót chân tự nhiên tại nhà. Đổ vài giọt dầu hạt lanh vào nước ấm và nhúng một miếng vải vào đó. Quấn khăn xung quanh gót chân của bạn và giữ trong ít nhất một giờ để thấy tác dụng giảm đau hiệu quả.

7. Baking Soda

Baking soda là một trong những cách được áp dụng để điều trị các chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống. Khi bị đau gót chân thì đây cũng chính là một trong những gợi ý tốt cho bạn để điều trị.

Baking Soda cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ và giúp tăng cường hấp thụ canxi ở gót chân. Vì vậy, có thể làm giảm đau đớn và sưng ngay lập tức. Bạn cần thực hiện theo cách sau: trộn ½ muỗng cà phê bột Baking Soda trong nước và thoa lên gót chân của bạn.

8. Tinh dầu thơm

Các loại tinh dầu thơm như hoa thảo hương, hoa oải hương có chứa các tính chất chống viêm hoạt động như một chất giảm đau tự nhiên trong điều trị đau gót chân.

Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt tinh dầu ra tay, xoa nhẹ tay để làm ấm tinh dầu, sau đó thoa nhẹ lên vùng gót chân bị đau, kế hợp massage nhẹ để giảm cơn đau nhanh chóng

9. Bài tập kéo dài

Bài tập kéo dài có thể giúp làm giảm đau và giúp tăng cường cơ và gân ở gót chân của.

Thực hiện bài tập :

Tư thế chuẩn bị : cơ thể thả lỏng, bàn chân tiếp xúc với mặt đất, hai chân đứng thẳng song song và đối diện với bức tường, cách tường khoảng 40 – 50 cm.

Thực hiện động tác

+ Bước 1 chân về phía trước cách tường 20cm.

+ Dùng cả 2 bàn tay và gắng sức ấn mạnh vào tường

+ Chân sau đồng thời hơi lùi về sau để lực truyền dọc xuống gót chân. Giữ khoảng 30 giây rồi chuyển sang chân còn lại

Bài tập giúp làm dịu sự căng cơ và giản cơn đau gót chân nhanh chóng

10. Massage

Massage gót chân của bạn là một cách điều trị đơn giản để giúp giảm bớt cơn đau. Massage làm thư giãn các cơ, giải phóng áp lực và tăng lưu thông máu. Thoa một ít dầu mù tạt lên vùng bị đau. Sử dụng cả hai ngón tay cái của bạn, nhẹ nhàng áp một lực nhẹ ở gót chân. Massage gót chân khoảng 10 phút.

Hi vọng với những cách chữa trị đau gót chân mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn nhanh chóng đẩy lùi được bệnh. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ngay bài viết này để biết được: Bệnh đau gót chân có nguy hiểm không? nhé!

Top 5 Mẫu CV Xin Việc Bằng Tiếng Anh Ấn Tượng

CV xin việc hiện nay không còn xa lạ với những sinh viên vừa mới ra trường. Bạn đang có nhu cầu xin việc vào vị trí liên quan đến ngoại ngữ? Và bạn muốn thể hiện trình độ của mình khiến lãnh đạo công ty ấn tượng nhưng biết làm như thế nào? Ngay dưới đây, chúng tôi xin cập nhật 5 mẫu CV xin việc tiếng anh ấn tượng, được đánh giá cao.

Cv xin việc và vai trò của chúng

CV xin việc

CV xin việc rất quan trọng đối với mỗi người, mở ra một con đường mới, xây dựng sự nghiệp. CV xin việc được xem là bản mô phỏng cuộc đời, trong đó có trình độ học vấn, nghề nghiệp, thông tin cá nhân, thói quen, sở thích và mong muốn của người xin việc đối với các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp.

Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng có thể đánh giá tổng quan về bạn, hiểu được trình độ thực tiễn có phù hợp với công việc ứng tuyển. Chính vì vậy, một mẫu CV ấn tượng chính là một lợi thế trong quá trình xin việc.

Vai trò quan trọng của CV

Cầu nối giữa nhà tuyển dụng với người xin việc

Với sự phát triển của xã hội, khi « thời gian là vàng » thì không khó hiểu mà CV được xem như là cầu nối của người tuyển dụng và người xin việc. Với những thông tin có trong CV, bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng qua trình độ, kĩ năng của chính bản thân mình.

CV cũng sẽ là điều đầu tiên để lại ấn tượng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Đây cũng là phần duy nhất mà bạn có quyền kiểm soát, thay đổi nó trong quy trình tuyển chọn nhân viên của các công ty. Đó cũng là cơ hội tốt nhất để bạn có thể được thể hiện bản thân, sự tự tin cùng óc sáng tạo.

Phản ánh được khả năng bản thân so với công việc

Hiện nay, nhiều người cho rằng, CV xin việc tại các vị trí ứng tuyển đều giống nhau. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. CV cần phải phù hợp với từng vị trí và công việc ấn tượng, đó chính là sự sáng tạo.

Ví dụ: bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vào chức vụ kế toán viên, bạn cần trình bày CV của mình một cách sạch sẽ, hiệu quả và tỉ mỉ nhất có thể. Còn nếu bạn đang ứng tuyển vào những công việc xã hội liên quan đến viết lách, bạn cần thể hiện một cách cẩn thận, câu chữ chau chuốt, tỉ mỉ và điều mà bạn không thể thiếu trong bản CV chính là thái độ nghiêm túc và lòng yêu nghề của người xin việc.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào bản CV xin việc, bạn hãy giành thời gian để nâng cao trình độ bản thân, tìm hiểu kĩ vị trí mà bạn muốn ứng tuyển, tìm kiếm những thông tin và hiểu hết về nó để thể hiện với nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn và thời gian thử việc.

5 Mẫu CV Xin Việc Tiếng Anh Ấn Tượng

Cách hành văn, sử dụng từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh sao cho mượt mà và chính xác luôn là vấn đề khó khăn đối với nhiều người Việt. Vì vậy việc trau dồi cách viết CV/hồ sơ xin việc tiếng Anh là điều vô cùng cần thiết, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế, xu hướng làm việc tại các công ty nước ngoài ngày càng phổ biến như hiện nay.

Dưới đây là một số tải mẫu CV xin việc tiếng anh ấn tượng. Theo khảo sát, 5 mẫu dưới đây đang được nhiều lượt dowload trong những năm gần đây.

tai-mau-cv-xin-viec-tieng-anh-5

tai-mau-cv-xin-viec-tieng-anh-4

tai-mau-cv-xin-viec-tieng-anh-2

tai-mau-cv-xin-viec-tieng-anh

tai-mau-cv-xin-viec-tieng-anh-1

Trên đây là 5 mẫu CV xin việc bằng tiếng anh ấn tượng được chúng tôi sàng lọc và xin giới thiệu cho các bạn. Chớ ngại ngần hãy dowload cho riêng mình những CV xin việc ấn tượng, « ghi điểm » đối với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số mẫu CV xin việc tiếng Việt hay, sáng tạo nhé.  Chúng tôi chúc bạn nhanh chóng tìm được phù hợp với năng lực, trình độ của bản thân nhé!

[Thắc Mắc]: Bệnh Sa Dạ Dày Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh sa dạ dày cao, đã có nhiều trường hợp tử vong do phát hiện và điều trị bệnh. Căn bệnh rất nguy hiểm nhưng mấy ai biết cụ thể về điều này. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Bệnh sa dạ dày là gì?

222

Nếu dạ dày không nằm ở vị trí vốn có của nó và thấp hơn bình thường thì đó chính là bệnh sa dạ dày. Khi đó, phần đỉnh của dạ dày vẫn ở vị trí như người bình thường nhưng phần đáy thì thấp hơn. Đây là một hiện tượng lệch vị trí của tạng trong cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh sa dạ dày:

Nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng sa dạ dày là do ngồi lâu, ít vận động hoặc vận động mạnh sau khi ăn, lao động quá sức, ăn uống không điều độ…Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.

Triệu chứng bệnh sa dạ dày:

Người mắc chứng bệnh sa dạ dày thường có những biểu hiện như sút cân nghiêm trọng, gầy ốm, ăn uống kém, bụng đầy hơi, khó chịu, đau bụng khi ăn quá no, ợ hơi, chóng mặt, mệt mỏi và đại tiện khô….. Thông thường nếu người bệnh đứng bạn có thể quan sát thấy bụng trên phẳng, bụng dưới phình to và cơ bụng giãn ra.

Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ giúp người bệnh khắc phục bệnh nhanh chóng, không để bệnh kéo dài thời gian phát triển, lâu ngày người bệnh ngày càng suy kiệt, khả năng lao động giảm, tinh thần căng thẳng…. gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Bệnh sa dạ dày có nguy hiểm không?

Sa dạ dày là căn bệnh thường gặp nếu như không điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh sa dạ dày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày, làm cho việc tiêu hóa của dạ dày bị rối loạn và lâu dần sẽ làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể khiễn cho cơ thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức khỏe suy giảm, hệ thống miễn dịch kém.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sa dạ dày chính là chảy máu dạ dày hay còn gọi là xuất huyết dạ dày. Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể biết được qua việc nôn ra máu hay đi ngoài phân đen.

Nếu như trong thời gian ngắn mà máu chảy nhiều, bệnh nhân có triệu chứng đi kèm khác như da xanh xao, chóng mặt, tụt huyết áp, thở nhanh, đái ít,… thì cần đưa bệnh nhân đến cở sở y tế gấp để được cứu chữa kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Máu khi nôn ra có thể màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, đông cục là do thời gian máu chảy trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Còn đối với phân có thể khiến cho phân loãng hay đặc là do độ nhiều ít của máu chảy ra và phân thường có màu đen và mùi khẳm.

Còn trường hợp máu chảy ít trong thời gian dài sẽ khiến cho bệnh nhân thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,…cần điều trị sớm để không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân.

Những biến chứng của bệnh sa dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nên cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là những thông tin để trả lời thắc mắc bệnh sa dạ dày là gì? Bệnh sa dạ dày có nguy hiểm không? Xin khẳng định lại một lần nữa đây là căn bệnh nguy hiểm. nếu phát hiện những thay đổi bất thường trên cơ thể cần nhanh chóng đi khám và điều trị hợp lý, tránh những trường hợp không mong muốn. Để hiểu thêm về căn bệnh này, bạn nên tham khảo bài viết nguyên nhân sa dạ dày hiện nay. Chúng tôi chúc bạn luôn mạnh khỏe, thành công!

U Nang Buồng Trứng Xoắn – Nỗi Khiếp Sợ Của Chị Em Phụ Nữ

U nang buồng trứng xoắn là biến chứng nghiêm trọng nhất hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Hiểu về căn bệnh này cũng là cách phòng tránh hiệu quả.  Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé!

U nang buồng trứng xoắn là gì?

7

U nang buồng trứng xoắn là một trong những căn bệnh thường gặp, là tình trạng khối u nang bị xoắn lại. Tất cả các khối u nang đều có thể bị xoắn nhưng trường hợp dễ bị xoắn nhất là các khối u nang có cuống, u nang không bị dính với tạng xung quanh hoặc có trọng lượng vừa phải dễ xoắn hơn.

Nguyên nhân dẫn tới u nang buồng trứng xoắn chưa được xác định rõ ràng; tuy nhiên thời điểm bị xoắn nang thường là do chạy nhảy, sau khi đi tàu xe, hậu sản…

Khối u nang bị xoắn sẽ khiến cho việc tuần hoàn máu đến buồng trứng bị ngưng trệ. Hãy tưởng tượng rằng khối u bị xoắn như quả ở trên cây, càng xoắn nặng máu bẩn ứ đọng trong khối u nang ngày càng nhiều khiến khối u càng phình to ra. Khi đã bị xoắn thì các khối u thường không thể trở về bình thường chính vì vậy nếu không được điều trị phẫu thuật cấp cứu kịp thời dịch ứ đọng nhiều sẽ khiến nứt vỡ buồng trứng, nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm phúc mạc, mất máu cấp… thậm chí gây tử vong.

Triệu chứng của u nang buồng trứng xoắn

9

Không giống khối u nang buồng trứng bình thường, khi đã xảy ra biến chứng xoắn thì các triệu chứng biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận thấy:

Đau bụng, đau dữ dội từng cơn ở vùng bụng dưới, thời gian giữa những cơn đau càng về sau càng ngắn lại, ban đầu là 10 phút, rồi 5 phút… và kèm theo nôn ói. Lúc đầu người bệnh còn chịu đựng được, nhưng sau sẽ không chịu thấu buộc phải nhập viện cấp cứu.
Biểu hiện của tình trạng toàn thân: Choáng, vã mồ hôi, mặt tái xanh, hốt hoảng
Bụng chướng, vùng hạ vị ấn rất đau nhất là bên bị xoắn
Với trường hợp u nang quá to mà bị xoắn sẽ gây chèn ép các cơ quan xung quanh ổ bụng thì có thể xuất hiện 1 số triệu chứng tưởng chừng như không liên quan đến bệnh như: tiểu rắt, tiểu khó, táo bón, phù 2 chi dưới….

Điều trị u nang buồng trứng xoắn

Khi bị bệnh u nang buồng trứng xoắn thì chỉ có thể điều trị cấp cứu bằng phẫu thuật cắt u nang buồng trứng. Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở. Phát hiện xoắn u nang càng sớm thì việc phẫu thuật loại bỏ khối u nang càng trở nên dễ dàng hơn.

m

 

Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ tiến hành tháo xoắn u nang phẫu thuật bảo tồn (mổ bóc tác) hay cắt bỏ cả buồng trứng bị hoại tử.

Với trường hợp mổ bóc tách khối u nang hoặc cắt bỏ 1 phần buồng trứng vẫn giữ lại nang lành: người bệnh vẫn giữ được khả năng làm mẹ.
Trường hợp cắt toàn bộ buồng trứng: người bệnh mất khả năng làm mẹ tự nhiên.
Với phẫu thuật mổ nội soi, nếu hậu phẫu ổn định sau ba ngày bạn sẽ được xuất viện. Đối với mổ hở, thời gian nằm viện sau mổ 4 – 5 ngày. Phẫu thuật nội soi có chi phí khoảng 8 – 10 triệu đồng. Mổ mở có chi phí khoảng 6 – 8 triệu đồng. Vết mổ thường ngắn nên ít để lại sẹo.

Để đề phòng biến chứng xoắn u nang thì khi phát hiện bị mắc u nang buồng trứng người bệnh trước hết cần đi thăm khám và nghe tư vấn kết hợp với điều trị tích cực:

Trong trường hợp khối u nang buồng trứng lành tính còn nhỏ thì cần theo dõi thường xuyên kích thước cũng như sự phát triển của khối u nang.
Với các trường hợp mắc u nang được bác sĩ chỉ định điều trị cần thực hiện đúng nghiêm theo bác sĩ.

Sau mổ u nang cần tái khám và phòng ngừa u nang tái phát. Ngoài ra khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để sớm phát hiện u nang.

Cách phòng tránh bệnh u nang buồng trứng xoắn

Ai cũng có thể bị u nang buồng trứng “tấn công”, bởi vậy việc thực hiện một số lời khuyên hữu ích sau đây là cần thiết:

– Cẩn trọng khi dùng thuốc: Một số loại thuốc chứa hormone làm tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng. Đó là lý do lý giải tại sao những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt chứa hormone dễ bị u nang buồng trứng hơn người bình thường.

– Khám phụ khoa định kỳ: Đây là cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. 4-6 tháng/lần bạn nên tới các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, theo dõi và phát hiện những bất thường. Đồng thời có cách xử lý kịp thời khi bệnh mới phát.

Ăn uống và sinh hoạt khoa học:

+ Ăn uống: Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, protein, chất béo bão hòa, chất kích thích; thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, trái cây, thực phẩm chứa nhiều hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, cenlulose,… nếu không muốn u nang buồng trứng “hỏi thăm”.

+ Sinh hoạt: Bạn cần tránh căng thẳng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng sức chống đỡ với bệnh tật nói chung và u nang buồng trứng nói riêng.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh u nang buồng trứng xoắn. Đây là căn bệnh nguy hiểm, chính vì vậy mỗi người cần có kiến thức về bệnh này, để có những phương pháp phòng tránh hợp lý. Để hiểu thêm về bệnh u nang buồng trứng nói chung và u nang buồng trứng xoắn, mời các bạn tham khảo thêm bài nguyên nhân u nang buồng trứng nhé. Chúng tôi luôn sát cánh, đồng hành cùng bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Viêm Túi Mật Cấp Uống Thuốc Gì Để Nhanh Chóng Lành Bệnh

Bệnh viêm túi mật cấp là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng, đe dọa đến tính mạng con người. Vậy bệnh viêm túi mật cấp là gì? Viêm túi mật cấp uống thuốc gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều này nhé!11

Viêm túi mật cấp là gì?

Viêm túi mật cấp là căn bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa, thường do sỏi mật gây nên. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để phòng những biến chứng có thể dẫn tới tử vong. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc điều trị viêm túi mật có thể đem lại hiệu quả tốt nếu người bệnh tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ai có nguy cơ bị viêm túi mật?

Viêm túi mật có thể do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có thể kể đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm túi mật như:

Sỏi mật. Sỏi mật là nguyên nhân chính gây viêm túi mật vì vậy người bệnh sỏi mật cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

– Lao động nặng kéo dài sau sinh: Lao động nặng kéo dài có thể gây thiệt hại cho túi mật, tăng khả năng phát triển viêm túi mật trong những tuần sau khi sinh.

– Chấn Thương: Chấn thương bụng nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ viêm túi mật.

– Bệnh tiểu đường: Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến thiệt hại túi mật và tăng nguy cơ phát triển viêm túi mật.

Thuốc điều trị viêm túi mật là gì?

2

Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, nêú không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến biến chứng bệnh viêm túi mật, đe dọa đến tính mạng con người. Để chữa bệnh hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Người bệnh nên nghỉ ngơi, truyền dịch để nuôi dưỡng và cân bằng nước điện giải. Dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn như nospa hay sparmaverin. Tùy theo tình trạng, tùy theo mức độ và tùy theo điều kiện thực tế mà bác sĩ sẽ cho chỉ định một số loại kháng sinh điều trị hợp lý.

Nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole): thuốc có tác dụng tốt với các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kỵ khí, nhất là nhiễm khuẩn tiêu hóa và giá thành rẻ nhưng khi dùng thuốc kéo dài cần lưu ý vì có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay… các dấu hiệu này thường nhẹ và hết sau khi cơ thể đào thải hết. Đặc biệt đối với bệnh nhân có tiền sử rối loạn huyết động học khi sử dụng dài ngày loại thuốc này nhất thiết phải được theo dõi công thức bạch cầu. Thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú.

Trong nhóm quinolon thế hệ 2, ciproflocacin hoặc peflacin là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn hiệu quả cao.

Trong trường hợp bệnh nặng cần sử dụng phối hợp kháng sinh và dùng bằng đường tiêm, thường phối hợp thêm với cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxim, ceftriazon hoặc cefuroxim. Ngoài ra cần chú ý đến nhiễm các vi khuẩn kị khí, do đó cần phối hợp thêm metronidazol hoặc clindamycin (dalacin).

Để việc điều trị có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không được tự ý mua thuốc uống hoặc tự ý dừng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, với trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc có những chuyển biến gây biến chứng nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định thực hiện can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật cắt túi mật là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất.

Trên đây là những loại thuốc mà bác sĩ chuyên đặc trị để chữa bệnh viêm túi mật cấp. Sử dụng phương pháp điều trị này cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học, chúng tôi đảm bảo bệnh viêm túi mật cấp sẽ không « làm phiền » bạn, giảm ngay các triệu chứng đau nhức, khó chịu, đau bụng, cải thiện tình trạng suy nhược trầm trọng. Để hiểu thêm về căn bệnh này, bạn có thể tham khảo bài viết nguyên nhân bệnh viêm túi mật cấp. Chúng tôi chúc những người mắc bệnh sẽ nhanh chóng lành bệnh, chúc cho tất cả quý độc giả luôn mạnh khỏe, thành công!

 

Bệnh Viêm Túi Mật Cấp Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả

Bệnh viêm túi mật cấp có nguy hiểm không? Khi hỏi câu này chắc hẳn ai cũng gật đầu nhưng mấy ai biết hết ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ trả lời đầy đủ cụ thể vấn đề này. Cùng đọc và tham khảo để rút ra những cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân cũng như gia đình nhé!

Bệnh viêm túi mật cấp có nguy hiểm không?

â

Viêm túi mật là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến của túi mật. Túi mật là cơ quan có hình quả lê nằm ở phần phía trên bên phải của bụng, ngay dưới lá gan, chức năng của nó lưu trữ dịch mật. Khi chúng ta ăn, túi mật sẽ co bóp tống mật qua ống mật chủ,đưa chúng xuống ruột non, nhằm giúp tiêu hóa chất béo.

Bệnh viêm túi mật cấp là căn bệnh thường gặp nhưng nhiều người rất chủ quan về chúng. Khi phát hiện bệnh thì đã biến chứng nặng, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Những biến chứng nguy hiểm thường gặp do bệnh viêm túi mật cấp gây ra là viêm mủ túi mật, thủng túi mật, hay thấm dịch mật ra ổ bụng gây viêm phúc mạc (viêm ổ bụng) dẫn đến nhiễm trùng huyết, chảy máu đường mật, tắc ống mật chủ, dò đường tiêu hóa – mật.

Khi bị viêm túi mật, bệnh nhân thường rất đau bụng vùng hạ sườn phải. Cơn đau thường bắt đầu âm ỉ, sau đó đau dữ dội, đôi khi kèm theo sốt, ói mửa, buồn nôn. Với những triệu chứng này nhiều người dễ nhầm lẫn đây là những cơn đau tá tràng, viêm loét đại tràng hoặc rối loạn tiêu hóa.

ê

 

Những bệnh nhân bị viêm túi mật cấp mạn tính có thể chuyển biến thành ung thư túi mật. Triệu chứng của bệnh ung thư túi mật thường không đặc hiệu. Bệnh tiến triển nặng khi khởi phát, bệnh nhân sẽ đau hạ sườn phải, da vàng, gầy sút cân, buồn nôn hoặc nôn mửa, bụng trướng… Đa phần người bệnh không được chẩn đoán sớm nên việc điều trị ung thư túi mật rất khó do ung thư lan rộng nhanh và thường di căn vào các cơ quan kế cận, nhất là vào gan làm cho việc cắt bỏ vô cùng khó khăn.

Bệnh viêm túi mật cấp rất nguy hiểm. Chính vì vậy, mỗi người nên chủ động các biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Cách phòng ngừa bệnh viêm túi mật cấp

– Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Hoạt động ít có khả năng làm tăng nguy cơ sỏi mật, do đó, kết hợp hoạt động thể chất hàng ngày. Nếu gần đây chưa hoạt động thể lực tích cực, hãy bắt đầu từ từ và tập luyện ít nhất 30 phút trong hầu hết các ngày trong tuần.

– Giảm cân từ từ 0,5-1kg/tuần, không nên giảm cân nhanh chóng sẽ gây bệnh sỏi mật – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm túi mật.

– Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Bệnh béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật. Hãy duy trì trọng lượng khỏe mạnh bằng cách giảm số lượng calo ăn và tăng hoạt động thể chất.

m

– Cần ăn uống vệ sinh như ăn uống thức ăn đã nấu chín, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không nên ăn thức ăn đường phố, trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường. Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần/năm.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn quý vị độc giả phải kinh hãi với hệ quả khôn lường của nó. Để hiểu sâu về căn bệnh này, chúng tôi mời bạn tham khảo thêm bài viết….Chúng tôi xin chúc những người đang mắc bệnh sẽ nhanh chóng lành bệnh, chúng cho tất cả quý độc giả luôn mạnh khỏe và đồng hành chia sẻ những bí kíp chăm sóc sức khỏe.

[Thắc Mắc]: Bệnh Thủy Đậu Lây Qua Đường Gì? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Bệnh thủy đậu là căn bệnh nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điêù trị, bệnh sẽ biến chứng dẫn đến hiện tượng biến chứng nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy bệnh thủy đậu là gì? bệnh thủy đậu lây qua đường gì? cách phòng ngừa bệnh như thế nào, bạn đã biết chưa? Ngay dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn nhé!

Bệnh thủy đậu là gì?

bb

 

Bệnh thủy đậu là bệnh thường gặp, dễ lây lan. Thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp trong lúc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Bệnh cũng có thể truyền gián tiếp cho người khác thông qua dịch tiết còn sót lại trên các đồ vật sử dụng hàng ngày.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó, trẻ em từ 2 – 8 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Đối với người lớn, tỉ lệ này ít hơn nhưng vẫn có nhiều ca mắc bệnh do không được tiêm phòng đầy đủ.

Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm trùng thì có thể có dịch mủ đục sau đó để lại sẹo.

Những biến chứng của bệnh thủy đậu

Tuy nhiên, bệnh cũng gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi… Những trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng và các trường hợp khác dễ diễn biến bệnh nặng và biến chứng.

Trường hợp phụ nữ có thai bị thủy đậu sẽ tiềm ẩn khả năng biến chứng cao, bệnh nặng hơn nhiều lần so với trẻ em. Nguy hiểm hơn, người mẹ có thể bị sảy thai, hoặc lây bệnh cho thai nhi thông qua nhau thai, sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, so với năm 2016, năm 2017, số ca mắc bệnh thủy đậu tăng khoảng 46%, có khoảng 39.000 ca mắc bệnh và xảy ra ở quy mô gần như khắp cả nước

Các con đường lây nhiễm

j

1,Bệnh thủy đậu lây lan do tiếp xúc thông thường:

Bệnh có thể rất dễ lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Chính vì vậy không được đụng chạm vào các vết mụn của người bệnh. Đặc biệt, phụ nữ bị thủy đậu trong quá trình mang thai sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Bên cạnh đó chất dịch từ mụn nước của người bị bệnh thủy đậu có thể thấm vào quần áo, khăn mặt, đồ chơi, vật dụng….lây lan sang người bình thường. Vì vậy tuyệt đối phải để riêng vật dụng, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày đến khi khỏi hẳn bệnh, người bình thường không được sử dụng chung đồ với người bệnh.

2) Bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp:

– Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh thông qua nói chuyện, hay hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, nhảy mũi… đặc biệt là trẻ em. Trong trường hợp này người bị thủy đậu cần phải đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, giao tiếp với người bình thường, và sinh hoạt trong điều kiện cách ly kể cả lúc ăn uống đến khi khỏi bệnh.

3) Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả trước khi nổi ban:

Trong giai đoạn ủ bệnh, trước khi nổi ban thời gian này người bệnh đã mang sẵn virus gây bệnh và hoàn toàn có thể lây ngay sang người khác. Biện pháp phòng tránh đó là cần theo dõi người bệnh ngay từ khi giai đoạn đầu và tiến hành cách ly, cẩn thận trong khi tiếp xúc, nói chuyện với người bệnh.

4) Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả khi các mụn ban thủy đậu đã đóng vảy:

Mụn ban đóng vảy nhưng virus  từ các mụn ban vẫn chưa bị chết hoàn toàn, nếu gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể phát triển trên người khác đặc biệt là những người có khả năng miễn dịch kém. Vì vậy cần phải hết sức thận trọng, theo dõi đến khi người bệnh khỏi hoàn toàn.

5) Bệnh thủy đậu lây lan nhiều nhất do trẻ em:

Theo thống kê, 90% trẻ em mắc bệnh thủy đậu sẽ lây lan cho tất cả người thân trong gia đình và những người xung quanh. Nguyên nhân là vì trẻ em không thể tự mình tự sinh hoạt hàng ngày được và cần sự trợ giúp của người thân – và trẻ em là đối tượng hết sức hiếu động rất dễ tiếp xúc với người khác mà không kiêng dè. Biện pháp phòng tránh thủy đậu trong trường hợp này là hạn chế tiếp xúc thân mật với trẻ em như không nên ôm, hôn trẻ, ăn chung thức ăn và đặc biệt cần vệ sinh sạch sẽ cho cả trẻ em và người lớn để tránh vi khuẩn lây lan.

bệnh thủy đậu là căn bệnh dễ lây và lây qua nhiều đường nên mọi người cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa để tránh bùng phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

Cách phòng bệnh thủy đậu

Phòng ngừa chung

  • Cách ly với người bệnh cho đến khi khỏi hoàn toàn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
  • Khi tiếp xúc với người bệnh cần phải đeo khẩu trang.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu ở bà bầu có nguy hiểm không cũng là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Chính vì vậy, mỗi người cần chủ động các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Chúng tôi xin chúc mọi người luôn mạnh khỏe, thành công!

Chớ Chủ Quan Với Triệu Chứng Bệnh Chàm Ở Chân

Theo khảo sát, tỉ lệ người mắc bệnh chàm ở chân khá cao. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng thậm chí buộc bệnh nhân phải cắt chân hoặc đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Vậy bạn đã biết gì về căn bệnh này? Triệu chứng bệnh như thế nào? cách điều trị dứt điểm căn bệnh này? Hôm nay, chúng tôi xin giải đáp những thắc mắc này nhé. Các bạn cùng tham khảo để bảo vệ sức khỏe nhé!

Triệu chứng chân bị chàm

1.jpg

 

Đối với bệnh chàm ở chân, biểu hiện ban đầu khá giống với đa số bệnh da liễu đó là và xuất hiện vùng da bị sưng đỏ kèm theo mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt da. Nếu không được điều trị ngay, bệnh sẽ càng gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nhân càng gãi thì những mụn nước đó vỡ ra rất dễ gây bội nhiễm. Sau đó xuất hiện hiện tượng da bị nứt nẻ, khô ráp và bong tróc hết lớp này đến lớp khác.

Có thể tóm tắt triệu chứng chàm ở chân qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Xuất hiện mụn nước trên ngón chân hoặc bàn chân.

Giai đoạn 2: Các mụn nước trở nên phổ biến, lan rộng ra. Vết loang có thể gây đau đớn.

Giai đoạn 3: Mụn nước vỡ gây ra các vết loét rất ngứa.

Giai đoạn 4: Da bong vảy, tổn thương bị nứt, đau đớn khi chạm vào.

Giai đoạn 5: Vết rộp kéo dài 3 tuần rồi bắt đầu khô. Khi kho chúng biến thành những vết nước da. Người bệnh có thể sờ thấy những vết nứt dày hơn.

Bệnh chàm ở chân cũng được phân ra hai loại cơ bản là chàm khô (vùng da bị bệnh bị khô nứt nẻ) và chàm ướt (vùng da bị bệnh xuất hiện mụn nước nhỏ li ti).

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở chân

Hiện nay, có rất nhiều tác nhân gây nên bệnh chàm. Dưới đây là một số nguyên nhân, các bạn nên chú ý để có biện pháp phòng tránh hiệu quả nhé!

Dị ứng theo mùa

Theo đó bệnh chàm bùng phát và tỷ lệ người bệnh mắc nhiều vào mùa đông, xuân

Tâm lý

Các bác sĩ còn tin rằng người bệnh thường trải qua tình trạng căng thẳng về cả thể chất và cảm xúc.

Phản ứng dị ứng

Cụ thể như là do tiếp xúc với các hóa chất có trong xi măng, thuốc nhuộm, sơn xe, thuốc trừ sâu,..

Do thói quen sinh hoạt

Không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, làm việc ở những nơi kém vệ sinh, tiếp xúc với vi khuẩn và nấm,…

Di truyền

Nguyên nhân bên trong có thể do di truyền, người thân trong nhà có tiền sử mắc bệnh chàm.

Liên quan đến bệnh về da

Chàm phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn, khoảng 10-20% bệnh chàm liên quan đến dạng bệnh da bị bội nhiễm

Hay do tác dụng phụ của các loại thuốc tây như thuốc tê, sunfamid, chlorocit,…
Tại sao bệnh chàm xuất hiện ở chân? Là bởi vì chân là vị trí tiếp xúc khá nhiều với môi trường bên ngoài chứa nhiều bụi bẩn như dính bùn đất, hóa chất,…khiến bệnh nặng hơn, gây tổn thương da khó lành.

Bệnh chàm chân được chẩn đoán thế nào?

Theo HealthLine trong nhiều trường hợp bác sĩ chẩn đoán chàm bằng cách kiểm tra bằng cách quan sát kỹ da của bệnh nhân.

Tuy nhiên, vì triệu chứng của chàm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác, bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm như sinh thiết da. Phương pháp này nhằm loại trừ các nguyên nhân gây chàm do nhiễm nấm. Theo đó, bệnh nhân sẽ được lấy bệnh phẩm đem xét nghiệm ở phòng thí nghiệm.

Trong trường hợp bị chàm có liên quan trực tiếp đến dị ứng các sĩ có thể yêu cầu thử nghiệm dị ứng.

Cách chữa bệnh chàm ở chân

Bệnh chàm ở chân tương đối khó điều trị vì có tính tái phát cao. Nhất là đối với những bệnh nhân có đặc thù công việc phải tiếp xúc với bùn đất, khói bụi,… Do vậy cần kiên trì tuyệt đối để tránh sự tấn công của căn bệnh da liễu này.

Cho đến nay người ta vẫn chưa ghi nhận được trường hợp trị khỏi bệnh chàm ở chân bằng Tây y. Nhưng thuốc Tây cũng có công hiệu trong việc giảm các triệu chứng ngứa, chống viêm nhiễm, giảm khả năng mẫn cảm cho da khi bệnh nhân mắc bệnh chàm ở chân.

2

  • Một số loại thuốc trị chàm phổ biến mà bạn có thể tham khảo như:

Thuốc bôi toàn thân: Thuốc mỡ Corticoide, kem kháng sinh, dầu kẽm,…cùng với các dung dịch có khả năng sát khuẩn vùng da tổn thương như nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch màu để chống khuẩn,…

Thuốc uống: Thuốc kháng Histamin: peritol, dimedrol, chlopheniramin, trexyl,…

Thuốc giải mẫn cảm: Vitamin C liều cao giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh

Chữa bệnh chàm khô ở chân và tay với dầu dừa
Dầu dừa ngoài tính kháng viêm tự nhiên thì còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm vùng da bị chàm khô do lượng vitamin E trong dầu dừa dồi dào. Khi da được làm mềm và đủ độ ẩm bớt khô thì những cơn ngứa, rát của bệnh nhân bị chàm sẽ được giảm đáng kể.

Các bạn chỉ cần lấy dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị chàm khô ở chân và tay mỗi ngày 2 lần, bổ sung thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống hàng ngày, cách tốt nhất chính là dùng dầu dừa chế biến thức ăn thay cho dầu ăn.

4- Chữa bệnh chàm khô ở chân và tay với nha đam
Nha đam cũng có tính chất tương tự dầu dừa trong việc chữa bệnh chàm khô ở chân tay. Nó chứa dưỡng chất làm mềm da cũng như sát khuẩn rất mạnh mẽ. Chúng ta hãy tận dụng gel nha đam bôi lên da bị chàm sau khi đã rửa sạch các vùng da đó, sau khi bôi xong thì các bạn để da khô tự nhiên nhé. Sau 30 phút hãy rửa lại da với nước ấm.

Biện pháp này nên áp dụng mỗi ngày một lần sẽ cho kết quả bất ngờ chỉ sau một thời gian ngắn.

5- Chữa bệnh chàm khô ở chân và tay với muối
Tính chất của muối có lẽ chúng ta không cần phải bàn cãi nhiều nữa. Muối có sẵn trong nhà bếp rồi các bạn chỉ cần

Pha muối vào nước tắm hàng ngày và ngâm vùng da chân tay bị chàm khô từ 10 đến 15 phút mỗi ngày và sau đó lau khô nhẹ nhàng với khăn.
Sau khi ngâm nước muối thì chúng ta bôi kem dưỡng ẩm hoặc chính dầu dừa ở trên nhé.

Phòng tránh, ngăn ngừa bệnh chàm

Bệnh chàm ở chân là một trong những bệnh thường gặp có tính tái phát cao, thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm nên trong quá trình điều trị bệnh bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Tránh các nguyên nhân gây kích ứng da như bột giặt, sữa tắm, nước rửa chén,… là những mầm mống làm cho bệnh nặng thêm.
  • Tuyệt đối tránh để chân tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu phải làm việc trong môi trường đó thì luôn nhớ phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ và đi ủng.
  • Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ngao, bò, thịt gà,…Hạn chế các thức uống có chất kích thích như rượu bia.
  • Hằng ngày ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây và uống cái loại vitamin nhóm B, C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không làm trầy xước vết thương. Nếu làm tổn thương vùng da bệnh sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó hồi phục và khả năng bị nhiễm trùng rất cáo.
  • Giữ ẩm da hằng ngày. Tránh dùng các xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hương liệu hóa học.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về căn bệnh chàm ở chân này. Đây là căn bệnh nguy hiểm, chính vì vậy nếu phát hiện những thay đổi bất kì trên cơ thể thì nhanh chóng đi khám và tiếp nhận những phương pháp điều trị hợp lý. Để hiểu thêm về bệnh chàm, bạn có thể tham khảo bài viết cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh nhé. Chúng tôi xin chúc quý vị độc giả luôn mạnh khỏe, bình an!